LÒNG
THAM và NỖI SỢ HÃI thường có nguồn gốc từ cái tôi của bản thân, bạn cần phải
biết cách vượt qua, vì nó không thể tồn tại trong đầu tư tài chính. Bạn sợ thua
lỗ, bạn muốn lợi nhuận nhiều…chắc chắn bạn sẽ trả giá cho điều đó .
Trong mỗi con người chúng ta luôn tồn tại lòng tham được thể
hiện qua nhiều góc độ khác nhau, mức độ khác nhau. Trong cuộc sống hàng ngày,
lòng tham thể hiện ở chỗ chúng ta luôn muốn phần thắng về mình hay lợi ích về
mình trong giao tiếp, nhưng do có tri thức nên chúng ta biết khắc chế lòng tham
đúng mức, phù hợp với từng tình huống khác nhau.
Trong kinh doanh, lòng tham chúng ta thể hiện ở chỗ muốn chi
phí hoạt động kinh doanh thấp nhất, nhưng lợi nhuận phải đạt ở mức cao nhất.
Tuy nhiên do tri thức và sự hiểu biết, chúng ta thường chấp nhận thực tế, không
đặt mục tiêu lợi nhuận bằng mọi giá, bất chấp chất lượng về mặt dịch vụ hay sản
phẩm mà chúng ta cung cấp, để bỏ ra mức chi phí đầu tư không xứng tầm hay không
đủ để đầu tư cho sản phẩm hay dịch vụ đó.
Trong đầu tư tài chính, lòng tham được thể hiện bằng cách
chúng ta chỉ nhắm tới lợi nhuận đạt được cho từng lệnh giao dịch, mà không chấp
nhận mức rủi ro hay chi phí giao dịch chúng ta phải bỏ ra để đạt được lợi nhuận
như mong muốn. Do vậy, một khi chúng ta vào lệnh sai hướng, thay vì nhận thấy
vấn đề, chúng ta nên thoát khỏi thị trường càng sớm càng tốt, chờ cơ hội mới,
nhưng lòng tham…đa số trader chúng ta không muốn mất chi phí đầu tư đó thể hiện
qua lệnh cắt lỗ, mà chỉ duy ý chí mong muốn thị trường sẽ quay đầu… và đạt được
lợi nhuận như kỳ vọng ban đầu?
Kết quả là thua lỗ ngày càng lỗ, xảy
ra tình trạng cháy tài khoản và kẹp lệnh!
NỖI
SỢ HÃI
Nỗi sợ hãi lại là một góc độ khác trong mỗi chúng ta, đó là
vấn đề tất cả chúng ta thường đối mặt và cố gắng vượt qua trong những thời điểm
và tình huống nhất định. Giống như lòng tham, nỗi sợ hãi thường không bộc lộ ra
bên ngoài, mặc dù sự thật là mỗi chúng ta đều trải qua. Nỗi sợ hãi chung phổ
biến thường là sợ người khác nghĩ mình không biết, và sợ mình không làm được
hay…sợ hãi mất tiền, thua lỗ.
Đó hoàn toàn là lý do chính đáng…nhưng hoàn toàn khác biệt
và trở thành vấn đề lớn xuất hiện trong đầu tư tài chính.
Trước đây tôi có nói chuyện với một trader, anh ta mới bắt đầu đầu
tư khoảng hơn 1 năm. Khi nói chuyện với tôi anh ta tỏ ra biết rất nhiều, nào là
chỉ số này như thế nào, chỉ số kia ra sao, tình hình kinh tế này nọ… và cho tôi
xem cả tài khoản đang giao dịch thật của anh ta. Trong 5 lệnh của anh
ta, thì có đến 3 lệnh đang lời khoảng chừng hơn $50/lệnh, trong khi 2 lệnh lỗ
kia, một lệnh lỗ khoảng $100 và một lệnh lỗ $300. Tôi có hỏi tại sao anh ta
không cắt lỗ mà lại để lỗ nhiều vậy? anh ta cho biết không sao, thế nào giá nó
cũng xuống lại và lúc đó chốt lời giống như lệnh này? ( Hoho…một trong 3 lệnh
lời anh ta chỉ cho tôi).
Rõ ràng tôi thấy anh ta muốn thể hiện mình là người biết
nhiều và có kinh nghiệm đầu tư, nhưng có điều anh ta không hiểu được tính chất
của thị trường đầu tư, đồng thời anh ta không nhất quán và sợ lỗ khi giao dịch,
anh ta sẵn sàng nuôi lệnh lỗ băng mọi giá vì niềm tin và hy vọng cao độ giá sẽ
quay về theo đúng suy nghĩ của anh ta.
Đôi lúc sai hướng trong đầu tư là chuyện không thể tránh,
nhưng vấn đề là chúng ta phải biết và can đảm chấp nhận sự thua lỗ đó. Hãy thực
hiện chuẩn xác và kỷ luật theo đúng kế hoạch đầu tư của bạn! Các bạn hãy tin
đi, đầu tư hoàn toàn không khó! Mà chẳng qua là đấu tranh tâm lý giữa lòng tham
và nỗi sợ hãi.
Sự thật là một khi đã vào lệnh, bạn không thể duy ý chí bảo
thị trường sẽ chạy theo hướng của bạn mong đợi, bạn sẽ không thể kiểm soát thị
trường. Thật đáng tiếc là đa số trader chúng ta đều kỳ vọng và mong muốn điều
khiển thị trường đi theo suy nghĩ của mình. Lúc đó bắt đầu sợ hãi, lo lắng, rối
tung lên…dẫn tới việc lại tiếp tục ra những quyết định vội vàng, thiếu cân
nhắc, và ngày càng dính chặt chìm sâu trong thua lỗ.
Trong khi đó, những nhà đầu tư kinh nghiệm xem đầu tư là thú
vui, đồng thời cũng là nghề, họ chấp nhận có rủi ro để đạt được kỳ vọng. Họ
không ảo tưởng, duy ý chí và tất nhiên họ không bao giờ để mất đi niềm vui
trong đầu tư khi bỏ tiền bạc, thời gian và công sức nghiên cứu thị trường.
Do đó lòng tham và nỗi sợ hãi thường có nguồn gốc từ cái tôi
của bản thân, bạn cần phải biết cách vượt qua, vì nó không thể tồn tại trong đầu
tư. Bạn sợ thua lỗ, bạn muốn lợi nhuận nhiều…chắc chắn bạn sẽ trả giá cho điều
đó.
Bạn sẽ vượt qua như thế nào?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét