Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012

KHOẢNH KHẮC ĐỜI NGƯỜI

" Do dự không dám quyết định"

" Điều đáng sợ là ở chỗ bạn sợ sai, hỏng mà do dự lượng lự không quyết định. Sai hỏng không đến lân bạn, thành công cũng không đến lân bạn.
Lục Thao của Thái Công Vượng có câu: " Cái hại của việc dùng binh, do dự là lớn nhất: tai họa của ba quân không có gì bằng hoài nghi"
Đây nói trong quân sự, nhưng đem cái lý này dẫn vào mọi mặt của đời người cũng tương tự như vậy. Cho dù bạn có chí hướng hùng vĩ, bản lĩnh xuất sắc, đức hạnh tốt, nhưng do bạn luôn luôn gặp cơ hội không dám xông lên, lưỡng lự, do dự, thì bạn sẽ phí công có hoài bão đầy ngực, phí công có bản lĩnh đầy người, thậm chí đến đức hạnh tốt đẹp của bạn cũng sẽ biến thành số không.
...Người đứng không nhúc nhích ở bờ bên này sông, mãi mãi không thể đến được bờ bên kia. ( hehe khoái câu này thế )
Phàm là khi cơ hội bắt đầu luôn luôn xuất hiện dưới trạng thái tiềm ẩn, trong đó thậm chí còn chứa đựng một ít nguy hiểm. Bạn nếu như có tính cách do dự không quả quyết lại thường thường phán đoán không ra tốt xấu của kết cục, không phát hiện ra trước mắt là một cơ hội khó gặp, mà không có ý thức mạo hiểm, không dám quả quyết xông vào. Bạn chỉ còn hối hận mà thôi.
Nếu không thể khắc phục tính cách do dự không quả quyết, bạn sẽ lần lượt mất hết cơ hội, lần lượt tạo cho mình nỗi luyến tiếc, uổng phí tự hối hận.
Rất nhiều, rất nhiều cái gọi là suốt đời luyến tiếc đều do vậy.
Bi kịch của Hamlet chính là vì anh ta lần lữa lưỡng lự và sầu muộn, mãi không đưa ra được chủ ý, lần lượt vứt bỏ cơ hội báo thù cực tốt tạo thành.
Tính cách hồ nghi cũng tất nhiên dẫn đến sự phá hoại đối với lòng tự tin, sự phá hoại đối với năng lực phê phán. Như vậy, cũng theo đó phá hoại lòng tín nhiệm của người khác đối với bạn. Khi xử lý vấn đề nhân sinh quan trọng bạn có thể thiếu lòng tự tin, không dám tin tưởng mình có thể độc lập xử lý tốt những sự việc trọng đại của mình. Bạn thậm chí đối với những việc nhỏ vặt vãnh trong đời sống hàng ngày cũng không dám tin tưởng vào năng lực phê phán hàng ngày của mình.
..."

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét